Hôm nay cùng Thuốc Trợ Giá tìm hiểu cụ thể về bệnh loãng xương và phân loại bệnh loãng xương như thế nào để giúp chúng ta hiểu và ngăn ngừa, điều trị hiệu quả
Thế nào là loãng xương
Nội dung chính [ẩn]
Bệnh loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn đến giảm mật độ của xương làm xương bị xốp, yếu và tăng nguy cơ gẫy xương.
Độ chắc chắn của xương phải bao gồm cả về khối lượng và chất lượng của xương.
Phân loại bệnh loãng xương
Mục đích của việc phân loại bệnh loãng xương nhằm giúp lựa chọn những cách điều trị hợp lý cho từng trường hợp đảm bảo việc chữa trị đạt hiệu quả cao nhất
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương, và dựa trên những nguyên nhân gây loãng xương chúng ta phân thành các trường hợp như sau:
Loãng xương người già (Loãng xương tiên phát)
Đặc điểm: Tỉ lệ xương bị hủy nhiều hơn tỉ lệ xương được tái tạo trong cùng một khoảng thời gian
Nguyên nhân:
Các tế bào tạo xương (Osteoblast) bị lão hoá.
Sự hấp thu calci ở ruột bị hạn chế.
Sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục (nữ và nam).
Loãng xương nguyên phát thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gẫy xương hay lún xẹp các đốt sống.
Loãng xương sau mãn kinh
Loãng xương sau mãn kinh làm nặng hơn tình trạng loãng xương tiên phát ở phụ nữ do giảm đột ngột oestrogen khi mãn kinh( vì có đồng thời 2 tác nhân gây mất xương)
Đặc điểm:
Tăng quá trình huỷ xương tăng nhanh do sự tác động của oestrogen thay đổi
Quá trình tạo xương bình thường.
Loãng xương thứ phát
Bệnh loãng xương sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn… nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây:
Các yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương:
Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu calci hoặc tỷ lệ calci/phospho trong chế độ ăn không hợp lý,
Thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D… Vì vậy khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh loãng xương
Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải calci qua đường thận và giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa.
Bị mắc một số bệnh:
Thiểu năng các tuyến sd nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…),
Bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận bệnh mạn tính đường tiêu hoá làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protein…
Khi nội tiết tố suy giảm làm ảnh hưởng chuyển hoá calci và sự tạo xương,
Bệnh suy thận mạn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất calci qua đường tiết niệu, các bệnh xương khớp mạn tính đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hoá khớp.
Sử dụng dài hạn một số thuốc:
Thuốc chống động kinh (Dihydan), thuốc tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông máu (Heparin) và đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid ….
Việc sử dụng lâu dài các loại thuốc kể trên sẽ ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).
Trên đây là tổng quan về các trường hợp bị loãng xương được phân loại khoa học để giúp lựa chọn cách thức phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hợp lý và hiệu quả hơn