Tỉ lệ ung thư vú tại Việt Nam đáng báo động

Theo các số liệu thống kê thì Tỉ lệ ung thư vú tại Việt Nam đáng báo động trong thời gian gần đây. Hãy cùng THUỐC TRỢ GIÁ tìm hiểu qua bài viết sưu tầm bên dưới

ti-le-bao-dong-ve-ung-thu-vu-tai-viet-nam
ti-le-bao-dong-ve-ung-thu-vu-tai-viet-nam

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất của phụ nữ trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc ung thư vú ngày càng gia tăng do các yếu tố về môi trường, di truyền, chế độ ăn và nội tiết.

Tuy nhiên tỉ lệ tử vong đã được giữ ổn định nhờ các thành tựu đạt được trong sàng lọc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Trung bình mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 12.000 người mắc mới mỗi năm.

Theo Báo cáo ghi nhận ung thư toàn cầu Globocan 2020, tại Việt Nam, trong số ung thư ở nữ, số người mới mắc ung thư vú đứng hàng thứ nhất, với 21.555 người – đó là một tỉ lệ báo động về ung thư vú tại Việt Nam

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư vú:

Tuổi: Trước đây, ung thư vú thường gặp ở lứa tuổi 45 – 55 tuổi. Tuy nhiên, giờ đây độ tuổi mắc ung thư vú ngày càng trẻ hóa

Tiền sử kinh nguyệt và sinh sản: Những người có kinh lần đầu trước 13 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi đều có nguy cơ ung thư cao gấp 2 lần so với những người có kinh lần đầu từ 13 tuổi trở lên và mãn kinh trước 45 tuổi. Phụ nữ chưa sinh đẻ lần nào, phụ nữ có thai lần đầu trên 30 tuổi, phụ nữ dưới 18 tuổi hoặc trên 30 tuổi có phá thai sử dụng thuốc kích thích: đều tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Hormon tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai liên tục kéo dài hoặc điều trị hormon thay thế sau mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Tiền sử gia đình: Những người có mẹ, chị, em gái, con gái mắc ung thư vú thì bản thân có nguy cơ cao hơn những người không có tiền sử gia đình

Yếu tố do gen: Có một số gen gây tăng nguy cơ ung thư vú nhưng ở các mức độ khác nhau, gồm: Gen BRCA 1, 2, 3; gen p53, gen thụ thể androgen

Nhận biết ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Các chị em có thể không nhận thấy các triệu chứng ung thư, hoặc có thể bỏ qua, cho rằng chúng ít nghiêm trọng

Bệnh ung thư vú có thể tầm soát sớm được không

Việc tầm soát sớm ung thư vú là rất quan trọng để phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, khi chưa gây ra triệu chứng hoặc khi triệu chứng còn rất nhẹ. Các phương pháp tầm soát sớm bao gồm:

Tự kiểm tra vú hàng tháng: Phụ nữ nên tự kiểm tra vú hàng tháng để phát hiện sự thay đổi nào đó. Nếu phát hiện bất thường như u nang, sưng, hoặc thay đổi về hình dáng, bạn nên thăm bác sĩ ngay lập tức.

Siêu âm vú: Siêu âm vú là một phương pháp không xâm lấn, giúp phát hiện các khối u nhỏ hơn so với việc sử dụng tia X. Siêu âm thường được thực hiện cho phụ nữ dưới 40 tuổi hoặc khi có triệu chứng bất thường.

Xét nghiệm mammogram: Mammogram là một loại chụp X vùng vú. Nó có thể phát hiện các khối u nhỏ hơn so với việc tự kiểm tra vú. Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên thực hiện mammogram hàng năm.

Kiểm tra gen BRCA: Đối với những người có tiền sử gia đình mắc ung thư vú, kiểm tra gen BRCA có thể giúp xác định nguy cơ mắc bệnh và đưa ra kế hoạch tầm soát cụ thể.

Nên thường xuyên kiểm tra và thăm bác sĩ để bảo vệ sức khỏe vú của bạn. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc lo lắng nào liên quan đến vú, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế ngay lập tức

Tham khảo các dòng thuốc trị ung thư vú của shop Thuốc Trợ Giá tại đây