Danh mục 62 bệnh không cần giấy chuyển tuyến vừa được Bộ Y Tế ban hành trong năm 2025, người có bảo hiểm nên lưu ý
Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo tuyến là vấn đề mà người bệnh nào cũng cảm thấy mệt khi gặp các rào cản về thủ tục giấy tờ trong những trường hợp chuyển tuyến
Trong năm 2025 BYT đã ban hành danh mục về những bệnh không cần giấy chuyển tuyến giúp bệnh nhân thuận lợi hơn trong khám chữa bệnh
SHOP THUỐC TRỢ GIÁ cũng đã sưu tầm và tổng hợp lại nội dung đầy đủ qua bài viết bên dưới. Bạn đọc nên tham khảo để hiểu rõ hơn về quyền lợi khi tham gia khám chữa bệnh.
Dưới đây là những Quy định mới từ Bộ Y tế về danh mục 62 bệnh không cần giấy chuyển tuyến bạn nên tham khảo
Bộ Y tế vừa ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết việc khám chữa bệnh (KCB) không cần giấy chuyển tuyến
Sự thay đổi này tạo thuận lợi cho người bệnh, đặc biệt là những người mắc bệnh hiếm và bệnh hiểm nghèo.
Đây là bước tiến lớn trong việc giảm tải thủ tục hành chính và nâng cao quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).
Danh mục bệnh không cần giấy chuyển tuyến vẫn được KCB tuyến cuối
Nội dung chính
Danh mục mới bao gồm 62 bệnh, nhóm bệnh cho phép người bệnh được khám chữa tại cơ sở y tế cấp chuyên sâu mà không cần giấy chuyển tuyến.
Tiêu chí lựa chọn danh mục này dựa trên các bệnh lý hiếm, hiểm nghèo hoặc đòi hỏi kỹ thuật cao trong điều trị.
Một số nhóm bệnh điển hình:
- Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: như viêm màng não do lao, nhiễm mycobacteria ở phổi.
- Bệnh lý ung thư đặc biệt: u ác tính của tuyến ức, tụy, tim, trung thất, màng não, hệ lympho, hệ tạo máu.
- Rối loạn chuyển hóa hiếm gặp: như bệnh Wilson, bệnh Pompe, rối loạn chuyển hóa acid amin.
- Các bệnh lý nặng khác: suy tim độ 3, 4; các hội chứng loạn sản tủy xương; bệnh đái tháo đường có đa biến chứng.
Người bệnh khi được chẩn đoán thuộc danh mục trên sẽ không cần giấy chuyển tuyến khi đến cơ sở chuyên sâu và vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT theo quy định.
Không phải mọi bệnh ung thư hoặc ghép tạng đều thông tuyến
Điểm đáng chú ý là không phải tất cả bệnh ung thư hay trường hợp ghép tạng đều thuộc danh mục này.
Một số loại ung thư phổ biến hoặc các kỹ thuật ghép tạng như ghép thận đã được nhiều cơ sở KCB cấp cơ bản điều trị được.
Do đó, danh mục chỉ tập trung vào các bệnh lý mà tuyến dưới không đủ năng lực xử lý.
Ví dụ: ghép phổi cần thực hiện tại tuyến chuyên sâu, nhưng ghép thận có thể được thực hiện tại nhiều cơ sở cấp cơ bản.
Điều này giúp tránh tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến cuối, đồng thời đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ BHYT.
Quyền lợi cho người bệnh
Theo hướng dẫn, người bệnh sẽ được chuyển thẳng đến tuyến cuối khi:
- Được chẩn đoán tại tuyến cơ bản: Nếu xác định mắc bệnh trong danh mục 62 bệnh trên, người bệnh không cần giấy chuyển tuyến mà vẫn được hưởng quyền lợi.
- Tự đến tuyến chuyên sâu: Trong trường hợp tự đi và được chẩn đoán xác định mắc bệnh thuộc danh mục, người bệnh cũng được hưởng quyền lợi ngay từ lần khám đầu tiên.
- Sai lệch chẩn đoán ban đầu: Nếu tuyến dưới chẩn đoán không chính xác nhưng bệnh nhân thực tế thuộc danh mục, họ vẫn được hưởng quyền lợi đầy đủ.
Đặc biệt, nếu trong quá trình điều trị tại tuyến chuyên sâu phát hiện bệnh lý khác, người bệnh vẫn được thanh toán BHYT theo mức hưởng quy định cho bệnh lý chính.
Danh mục bệnh không cần giấy chuyển tuyến sẽ thay đổi theo thực tế
Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Trần Văn Thuấn, nhấn mạnh rằng danh mục bệnh không phải cố định mà sẽ được cập nhật thường xuyên.
Khi cơ sở KCB cấp cơ bản có đủ năng lực điều trị, số lượng bệnh trong danh mục 62 bệnh sẽ được giảm bớt.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng ban hành danh mục 167 bệnh được điều trị tại cơ sở KCB cấp cơ bản và 141 bệnh chuyển tuyến theo năm, giúp người bệnh thuận lợi hơn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế.
Kết luận
Danh mục 62 bệnh không cần giấy chuyển tuyến là bước đột phá trong chính sách y tế, tăng quyền lợi cho người tham gia BHYT và giảm bớt thủ tục hành chính.
Quy định này không chỉ giúp người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao mà còn cân đối hiệu quả quỹ BHYT.
Bộ Y tế cũng khuyến khích người dân góp ý để tiếp tục hoàn thiện chính sách này trong thời gian tới.
Nguồn tham khảo: https://tuoitre.vn/da-co-danh-muc-benh-hiem-benh-hiem-ngheo-khong-can-giay-chuyen-vien-20250101175637983.htm
Tham khảo
8 Bí quyết giảm huyết áp tự nhiên không cần dùng thuốc
Sàn lọc sớm phát hiện bệnh tiểu đường
Top 10 đối tượng dễ bị trào ngược dạ dày thực quản